Tắm đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe của bạn

Tắm là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong quá trình vệ sinh cá nhân. Không chỉ đơn thuần là giữ cơ thể sạch sẽ, tắm còn có tác dụng lớn trong việc duy trì và đảm bảo sức khỏe. Nếu được áp dụng đúng lúc và phù hợp, thói quen tắm sẽ giúp tăng cường tối đa lợi ích sức khỏe bạn có thể nhận.

Nên tắm 1 lần/ngày

Có rất nhiều lý do cho việc "lười biếng" của bạn như thời tiết lạnh, công việc hay bận rộn. Nếu như tắm nhiều và lâu gây nên rắc rối cho bạn thì việc tắm quá ít cũng khiến bạn đối mặt với những vấn đề không nhỏ.

Theo Emmanuel Abraham, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International (Bangkok, Thái Lan), tần suất lý tưởng cho việc tắm rửa là một lần một ngày. Những lợi ích mà việc tắm rửa thường xuyên mang lại cho bạn bao gồm giảm căng thẳng và mệt mỏi, tăng cường tuần hoàn, thải loại các độc tố qua lỗ chân lông hiệu quả hơn. Tắm cũng là một trong những biện pháp giảm huyết áp với những người mắc chứng huyết áp cao.

Tắm trình tự từ trên xuống dưới

Dù điều này là tất nhiên nhưng cũng không ít người để công đoạn gội đầu đến sau cùng. Hãy gội đầu trước khi tiến hành kỳ cọ phần dưới cơ thể, đồng thời làm sạch những cặn bẩn, bã nhờn chảy xuống và bám lại cơ thể sau khi gội đầu. Sau bước gội đầu là bước rửa mặt, đừng làm ngược lại để cặn bẩn từ tóc và dầu gội không có cơ hội bám vào vùng da mặt đã sạch sẽ của bạn.

Chỉ nên tắm 10-15 phút

Việc kỳ cọ lâu trong phòng tắm sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên cần thiết trên da. Độ pH trong nước chảy ra từ vòi vào khoảng 7 trong khi pH của da thiên về tính acid với chỉ từ 4,2 đến 5,5. Vì vậy, tiếp xúc với nước quá lâu sẽ khiến tính acid trên da bị yếu đi, dẫn đến việc da dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm và những bệnh ngoài da.

Các chuyên gia khuyên rằng, việc tắm táp nên kéo dài trong khoảng 10-15 phút. Đây là thời gian đủ để lỗ chân lông mở ra và da được giữ ẩm thay vì trở nên quá khô.

Không kỳ cọ mạnh khi tắm

Bình thường, bề mặt da với tuyến bã nhờn, tuyến bài tiết mồ hôi và các tế bào biểu mô sẽ tạo thành một màng bảo vệ. Ngoài ra còn có một lớp biểu bì tính axit dày khoảng 0,1 mm, có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các tia gây hại xâm nhập vào trong da.

Đây là lớp “da chết” được thay thế với tốc độ chậm, nhanh nhất cũng cần 10 ngày. Nếu khi tắm bạn cọ xát da liên tục hay lau mạnh với khăn sẽ dễ phá hỏng lớp tế bào sừng biểu bì, khiến da trở nên khô, mẩn ngứa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây viêm nang lông, nhọt, sưng và các bệnh ngoài da khác.

Sử dụng khăn mềm khi tắm

Khi bạn tắm xong, da chết được tẩy sạch, nên da của bạ rất nhạy cảm vì vậy bạn đừng dùng khăn cứng để lau người. Điều đó dẽ làm dan của bạn bị tổn thương. Nên dùng những khăn mềm thấm nước tốt để da của bạn được bảo vệ an toàn khỏi những thương tổn.

Sử dụng loại xà phòng tắm phù hợp

Lựa chọn xà phòng tắm phù hợp sẽ giúp da của bạn không gặp phải các vấn đề rắc rối như kích ứng hay dị ứng.

Theo Murray Grossan, chuyên gia y khoa đồng thời là nhà sáng lập tổ chức sức khỏe Grossan Sinus, tác giả cuốn sách "The Whole Body Approach to Allergy and Sinus Health", những loại xà phòng thuần, ít mùi thơm và ít bọt sẽ thân thiện hơn với làn da của bạn. Bên cạnh đó, nếu da bạn thuộc loại nhạy cảm, hãy cân nhắc sử dụng các loại khăn tắm mềm mại để tránh những tổn thương da không đáng có.

Không nên tắm nước nóng

Nhiệt độ là vấn đề dành được sự quan tâm của không ít người nhưng không thật sự nhiều người biết cách điều chỉnh phù hợp. Hãy quên đi những quảng cáo với bong bóng xà phòng và hơi nước nghi ngút thơ mộng trong phòng tắm. Theo Viện Hàn Lâm Da liễu tại Mỹ, nước nóng sẽ hủy hoại lớp dầu tự nhiên, làm mất đi đặc tính mềm mại của da. Điều này sẽ rất tồi tệ vào thời tiết khô như mùa đông khi cơ thể vật lộn với việc duy trì độ ẩm cho da bạn.

Sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm

Đừng nghĩ trước khi đi ngủ thoa kem dưỡng ẩm tốt nhất, khi tắm xong lỗ chân lông của da đang mở rộng, đây là thời điểm thích hợp để thoa kem dưỡng ẩm, da bạn sẽ đẹp lên trông thấy.

Không tắm ngay sau khi ăn

Vừa ăn xong, dạ dày bắt đầu hoạt động mạnh, phần lớn huyết dịch sẽ tập trung ở dạ dày khiến cho lượng máu ở các cơ quan khác giảm đi. Tuy nhiên, khi đi tắm, các huyết quản nở ra, da và các cơ cần nhiều máu, vì thế sẽ làm thiếu lượng máu ở dạ dày, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Không chỉ thế, việc đi tắm nước lạnh lúc này rất nguy hiểm, đường huyết đang hạ nên dễ gây ngất xỉu.

Không nên tắm sau 23h

Một số bạn có thói quen tắm muộn vì nhiều lý do, thế nhưng thói quen tai hại này lại có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Khi tắm muộn, lúc này nhiệt độ đang là thấp nhất trong ngày, tình trạng cơ thể suy yếu sẽ nhanh dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến. Khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc có bệnh trong người, việc tắm muộn, nhất là khi trời lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.