Cách xử lý khi bị bỏng hóa chất tẩy rửa bồn cầu

 Hóa chất tẩy rửa bồn cầu là vật dụng cực kỳ phổ biến của mối gia đình. Nó có tác dụng tẩy rửa những cặn bẩn bám trên bồn cầu. Hóa chất bồn cầu cũng gây bỏng khi tiếp xúc với các bộ phận nhạy cảm như: Mắt, miệng...Vậy các xử lý như thế nào.

Mới đây bác sĩ Trần Lê Hồng Ngọc (Khoa Bỏng Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ về trường hợp một người đàn ông mua hóa chất vệ sinh bồn cầu ở chợ về. Trong khi xịt rửa bị hóa chất bắn vào mặt, cổ, tay gây bỏng. Vùng bỏng hóa chất rải rác, nhưng do không sơ cứu nên vào viện các vết bỏng đã tổn thương sâu, điều trị kéo dài và để lại sẹo.

Một nạn nhân bị bỏng hóa chất tẩy rửa bồn cầu. Ảnh: VNN

Bác sĩ cho rằng, nếu bệnh nhân sơ cứu bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước sạch chừng 20-30 phút trước khi đến bệnh viện thì vết thương sẽ nhẹ hơn. Vết bỏng hóa chất sẽ bớt đau rát chuyển màu, và không bị ăn sâu, lan rộng nặng.

Không chỉ hóa chất tẩy rửa bồn cầu, mà trong cuộc sống rất có thể bị bỏng hóa chất. Như vụ nổ bốt điện tại Hà Nội trước đây, do dung dịch trong bốt bị nóng lên và tăng áp suất bung ra, chất lỏng văng bắn vào những người ở gần, gây bỏng. Đó là dạng bỏng do chất lỏng (hóa chất), chứ không phải là bỏng điện. Nhưng do không biết sơ cứu hóa chất trước khi đưa đến bệnh viện, nên các nạn nhân đã bị bỏng nặng hơn.

Bệnh viện Trưng Vương đã tiếp nhận khá nhiều trường hợp bỏng do các loại hóa chất tẩy rửa bồn cầu, nước thông cống có chứa acid, hoặc kiềm. Khi dính lên cơ thể sẽ phá hủy cấu trúc mô da, mỡ, gân, cơ... gây hoại tử từ ngoài vào trong.

Một số loại hóa chất như acid, kiềm mạnh hoặc iod, phospho dùng trong công nghiệp, hoặc vôi mới tôi còn gây tổn thương nặng cho da, làm nạn nhân rất đau đớn, để lại di chứng nặng nề, thậm chí cả các cơ quan nội tạng - dẫn đến tử vong.

Cách phát hiện bỏng hóa chất

Bỏng hóa chất không giống như bỏng nhiệt, vì nó tiến triển nặng hơn. Do đó cần nhận diện bỏng hóa chất sớm.

Dấu hiệu nhận biết bỏng hóa chất:

- Vết bỏng đau nhức nhiều.

- Thời gian ngán da bị biến màu, phồng và tróc da.

Nguyên tắc sơ cứu bỏng như nhau để giảm tổn thương vùng bỏng, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm và di chứng sau này cho nạn nhân:

Cách sơ cứu

- Đưa ngay phần cơ thể bị bỏng dội dưới vòi nước sạch, hoặc ngâm trong nước ở nhiệt độ bình thường khoảng 15 – 20 phút.

- Rửa ngay, rửa liên tục bằng nước càng nhiều càng tốt, nếu không các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn.

- Nếu xác định được nguyên nhân gây bỏng là do acid thì rửa vết bỏng bằng nước có pha bicarbonat.

- Nếu bỏng là do kiềm thì rửa bằng nước có pha dấm, chanh.

- Phải tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Khi tháo phải lưu ý bảo vệ tay của người làm động tác đó (không dùng tay trần để tháo).

- Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải xử trí như một vết thương chảy máu.

Chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị.

Theo các bác sĩ, khi sơ cứu khi bị bỏng hóa chất tuyệt đối không dùng nước đá lạnh, vì nhiệt độ nước đá lạnh 0 độ C, thấp hơn nhiệt độ cơ thể rất nhiều – mà vùng bỏng nhiệt độ có thể lên đến 45–50 độ C. Nếu hạ nhiệt độ bằng nước đá tại chỗ bỏng quá nhanh sẽ làm tình trạng tổn thương của bỏng nặng lên.

Lưu ý là việc dội nước liên tục lên vùng tổn thương: 5 phút đối với hóa chất kích thích, gây ngứa trung bình; 20 phút đối với hóa chất kích thích, gây ngứa trầm trọng; 20 phút đối với chất không ăn mòn sâu; 60 phút đối với chất ăn mòn, ngấm sâu.

- Tuyệt đối không dùng bất cứ một chất có tính đối kháng để khử hóa chất đó, ví dụ a-xít>< kiềm – vì nó chỉ làm vết thương trầm trọng thêm mà thôi.

- Cởi bớt quần áo bó sát nạn nhân.

- Đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay.

- Khai báo chi tiết diễn biến, loại hóa chất, hoặc mang theo hóa chất gây bỏng theo để bác sĩ sớm biết chất gì và xử lý đúng.

Báo Gia đình