Bạn đã bao giờ tự hỏi nắp bồn cầu sinh ra để làm gì chưa? Dường như nắp toilet không chỉ đơn giản là mang tính thẩm mỹ mà còn giữ chức năng đảm bảo vệ sinh ít người ngờ tới.
Chúng ta đều biết rằng nhà vệ sinh là một trong những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là bồn cầu. Khi sử dụng trong thời gian dài, bồn cầu sẽ tồn tại nhiều vi khuẩn, gây ố màu, sinh ra mùi khó chịu. Điều này không chỉ làm cho phòng tắm có mùi, nó còn khiến vi khuẩn xâm nhập vào các phòng khác trong căn nhà bởi nhà vệ sinh là nơi rất ít đóng cửa.
Do đó, có ý kiến cho rằng mọi người nên hình thành thói quen tốt là đóng nắp nhà vệ sinh sau khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh. Việc này vừa đảm bảo mùi trong bồn cầu không tỏa ra ngoài cũng như tránh sự lây lan của vi khuẩn.
Tuy nhiên, cũng có một luồng ý kiến khác cho rằng bồn cầu nên để ở trạng thái mở giúp luồng không khí được lưu thông, tránh tích tụ gây ra nhiều vi khuẩn hơn.
Theo các chuyên gia về y tế cho rằng sự khác biệt của hai điều trên không nhiều. Quan trọng hơn cả vẫn là ý thức giữ gìn vệ sinh trong nhà vệ sinh nói chung và bồn cầu nói riêng. Việc vệ sinh thường xuyên bồn cầu sẽ khiến không khí độc hại cũng như vi khuẩn khó tích tụ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ngoài ra, sử dụng một chiếc quạt hút mùi nhỏ cũng như có cửa sổ thông thoáng cũng là một phương pháp để đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.
Việc làm sạch nhà vệ sinh cũng như bồn cầu hằng ngày sẽ giữ cho mọi thứ sáng sủa và ngăn chất bẩn tích tụ. Giúp nhà vệ sinh không có mùi khó chịu cũng như tồn tại những vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Theo Công lý & xã hội